Tuank18c - Quảng Yên - Quảng Ninh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Các bài viết

Go down

Các bài viết Empty Các bài viết

Bài gửi by Admin Fri Feb 21, 2020 4:09 pm

Lo học sinh (HS) bị gián đoạn việc học khi kỳ nghỉ kéo dài do dịch COVID-19, nhiều trường học trên địa bàn TP đẩy mạnh việc dạy học online dưới nhiều hình thức khác nhau.
Lo HS chểnh mảng việc học
“Con giỏi lắm! Con rèn chữ tròn nét, rõ ràng hơn nhé, khoảng cách giữa các chữ thưa sẽ rõ, đẹp hơn”. Đi kèm với dòng tin nhắn là những phiếu hình ảnh các loài hoa xinh xắn được cô giáo Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, quận 12 gửi tặng cho các HS qua group Zalo.
Sợ học trò nghỉ lâu sẽ quên bài, tận dụng group Zalo sẵn có, cô Bảo Trân, giáo viên trường, đã giao bài tập cho các em. Mỗi ngày các em sẽ học đọc, viết và làm hai bài toán nhỏ. Các bài tập sẽ được phụ huynh gửi lại trên group khi làm xong. “Những trò làm bài tốt sẽ nhận được những bông hoa điểm tốt. Những bông hoa này, trò sẽ được nhận khi đi học trở lại. Nhận được nhiều hoa, học trò sẽ được đổi lấy một món quà ưa thích” - cô Trân cho biết.
“Điều khiến tôi lo lắng nhất là HS nghỉ học quá lâu” - bà Đỗ Thị Thanh Thiên, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Ngôi Sao, quận Bình Tân, tâm sự.
Theo bà Thiên, nếu là hè, HS có thể đi học hay tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bên ngoài. Nay do dịch bệnh, để tránh lây lan, tất cả hoạt động ngoại khóa đều bị hạn chế. Với thời gian rảnh quá nhiều, các em dễ sa vào những trò chơi vô bổ. HS bị gián đoạn học tập lâu, khi trở lại trường sẽ cực kỳ ỳ ạch.
Do đó, ngay từ đầu tháng 2, trường đã triển khai việc dạy học trực tuyến bằng công cụ Zoom và Edmodo. Trường cũng liên tục tập huấn giáo viên (online và offline, trực tuyến và tập trung) về các công cụ và phương pháp dạy học trực tuyến. Việc học online có thời khóa biểu cụ thể từng môn, từng kiến thức học.
Tương tự, tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, việc học trên mạng được thực hiện với thời khóa biểu từng môn rõ ràng. Cô Võ Thị Kim Hiệp, giáo viên địa lý của trường, cho biết cô thường dạy qua group Messenger của Facebook, group link của Google Drive, thậm chí cô còn livestream để giải đáp những thắc mắc của HS.
Theo cô Hiệp, trong hai tuần đầu tiên của tháng 2, cô chủ yếu cho HS ôn lại kiến thức và làm một số câu hỏi trắc nghiệm. Còn hai tuần này, các em sẽ tìm hiểu kiến thức của những bài mới qua link bài được gửi kèm. Để hiểu bài mới, HS sẽ được hướng dẫn kỹ cách tự học, cách sử dụng tài liệu, bản đồ và những trang web để tham khảo. Sau đó, các em sẽ làm bài kiểm tra, giáo viên sẽ biết được các em đang thiếu phần kiến thức nào để ôn tập.
Còn đối với môn lịch sử, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, cho hay để HS thích thú với việc học thì thầy chia HS thành hai đối tượng.
Đối với HS lớp 10, 11 và 12 khối tự nhiên, do không áp lực về bài vở nên sẽ đọc sách giáo khoa, làm bài trên mạng. Còn đối với lớp 12 ban xã hội, giáo viên sẽ sử dụng phần mềm 789 để giao bài cho các em. Sau khi kiểm tra, đối với những bài làm tốt, giáo viên sẽ cộng thêm điểm trong học kỳ 2.
Dù ở khu vực ngoại thành nhưng Trường THCS - THPT Thạnh An, huyện Cần Giờ vẫn triển khai việc dạy học online. Bên cạnh việc giáo viên tận dụng những công cụ sẵn có để giao bài như Zalo, Facebook, trong tuần này trường kết hợp với VNPT để tập huấn chuyên sâu về cách dạy học trực tuyến.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 157
Join date : 06/12/2019

https://tuank18c.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Các bài viết Empty Re: Các bài viết

Bài gửi by Admin Fri Feb 21, 2020 4:32 pm

Đến tiết thì học

Trước 7 giờ sáng, Tuấn mở email kiểm tra đường dẫn vào lớp học thầy cô đã tạo trên ứng dụng hội họp Google Meet. Hơn 30 thành viên, bao gồm giảng viên, đều sở hữu tài khoản riêng, cùng đăng nhập trên hệ thống cho phép hiển thị đồng thời gương mặt, giọng nói và màn hình máy tính. Để đảm bảo đường truyền ổn định, sinh viên thường tắt camera, chỉ để hiển thị hình ảnh thầy cô và bài giảng. Khi muốn phát biểu, sinh viên bật micro lên tiếng và nhiều người có thể nói cùng lúc.

Nhờ công nghệ, Tuấn và các bạn dẫu trong môi trường "ảo" vẫn rất... "thật" khi có thể trao đổi bài vở, nói chuyện phiếm, có thể hỏi bài và được thầy cô dừng lại chỉ dẫn. Sinh viên vẫn phải nghiên cứu bài vở, tập trung nghe giảng và đối phó với những câu hỏi, bài tập đột xuất mà thầy cô đưa ra trên một nền tảng trực tuyến khác.

Chương trình vẫn bám theo thời khóa biểu, mỗi tiết học đều có điểm danh và cả thời gian giải lao. "Chỉ có điều học online dễ sao nhãng. Đã tắt camera và micro thì có thể dễ dàng bật các trang mạng khác để nghe nhạc, xem phim, thậm chí chơi game cũng không bị phát hiện" - Tuấn nói và chia sẻ thêm một ngày thường học 2 môn từ 7 giờ sáng đến khoảng 12giờ trưa, tính cả thời gian "ra chơi".

Lâu lâu lại hỏi: "Em đâu rồi?"

Đứng lớp gần 2 tuần, Ths Vũ Thị Thùy Dương, giảng viên ngành công nghệ thông tin Trường ĐH FPT cho biết dù trước đây các giảng viên ít nhiều có kinh nghiệm giảng bài trước máy quay trong các hoạt động E-Learning, nhưng cứ mỗi lần livestream vẫn ngại ngùng khoảng 15 phút đầu tiên bởi cảm giác như đang... độc thoại.

Cô chia sẻ trước mỗi buổi dạy, bản thân đều phải chuẩn bị rất nhiều, từ hệ thống mạng sao cho giữ được ổn định đến nội dung bài, các slide và tư liệu phải rất chặt chẽ cho người học dễ nắm bắt. Màn hình máy tính của giáo viên sẽ thay cho máy chiếu và bảng đen, thầy cô có thể viết trực tiếp như đang cầm phấn, phần mềm sẽ tự động hỗ trợ hiển thị.

Nếu dạy trực tiếp, thầy cô có thể nhìn mặt sinh viên nên dễ biết các em có hiểu bài hay không thì nền tảng online sẽ khó kiểm soát hơn. Do đó, trong suốt buổi dạy, cô Dương thường xuyên lên tiếng hỏi sinh viên hiểu bài không và nhắc nhở ai còn thắc mắc gì cứ thoải mái lên tiếng. "Ngoài ra, mình cũng phải... dò các em. Biết em nào dễ sao nhãng, lâu lâu mình phải gọi: "Em A đâu rồi, lên tiếng cô xem".

Nếu không nghe trả lời là biết em ấy đang làm việc riêng" - cô Dương nói và cho biết một lớp thực tế chỉ khoảng 30 người, nhưng có khi các em "kéo" bạn bè vào dự thính trên ứng dụng đến hơn 60 người. Phần mềm không giới hạn số người truy cập, nên cũng là lợi thế của học online khi rất nhiều em có thể học cùng nhau một lúc.

Sinh viên có thể học ở nhà thì giảng viên cũng có thể dạy bất kỳ đâu. Ths Trần Bảo Thy, giảng viên khoa quản trị kinh doanh Trường ĐH Tôn Đức Thắng chia sẻ nhà trường trang bị các phòng hỗ trợ dạy trực tuyến với đầy đủ trang thiết bị, giảng viên có thể lựa chọn lên trường hoặc dạy ở nhà.

Cô kể những ngày này thỉnh thoảng lại thấy cô độc thoại rồi làm đủ trò trước máy quay, người thân trong gia đình thấy lạ lạ và cười vui cô. "Không chỉ tôi mà dường như nhiều sinh viên cũng vậy. Có lần một em đang ngồi học ở nhà, người mẹ đi ngang thắc mắc: "Ủa con đang học bài đó hả, lạ quá ha, người kia là cô giáo của con sao?", cả lớp nghe được đều cười" - cô Thy kể.

Dạy môn đòi hỏi thực hành nhiều, Ths Nguyễn Hồng Khiêm, giảng viên khoa mỹ thuật công nghiệp Trường ĐH Tôn Đức Thắng lo lắng khi dạy online sinh viên khó hình dung. Thế là trước mỗi buổi dạy, thầy đều chuẩn bị tài liệu rất kỹ từ hình ảnh, video trên YouTube đến các đoạn clip do thầy tự quay để hướng dẫn chi tiết cho các bạn khi thực hành. Sau mỗi tiết học, sinh viên được giao bài tập và gửi lại thầy nhận xét.

Thầy chia sẻ mình sẽ theo dõi phần làm bài của các em qua ứng dụng tin nhắn trên Facebook hay Zalo, có em đến nửa đêm vẫn gửi bài nhờ mình sửa. "Những phần kiến thức khó tôi đều lưu ý lại để khi đi học trở lại có thể giảng lại cho các em nắm rõ hơn" - thầy Khiêm nói.

Theo Tuổi trẻ

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 157
Join date : 06/12/2019

https://tuank18c.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết